Đắp mặt nạ là một bước được rất nhiều chị em ưa chuộng trong chu trình chăm sóc da, tuy nhiên không phải ai đắp mặt nạ thì da cũng đẹp hơn. Có rất nhiều trường hợp sau khi đắp mặt nạ thì thấy rằng da ngày càng khô, thậm chí bị nổi mụn và nhăn nheo, da tệ đi sau khi dùng mặt nạ. Hãy cùng Quỳnh Nga tìm hiểu những sai lầm trong quá trình đắp mặt nạ khiến cho chúng ta đầu tư tiền bạc vào mặt nạ nhưng không đem lại kết quả cao nha!
1. Không làm sạch da kỹ trước khi đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ khi da chưa đủ sạch không chỉ ảnh hưởng đến mức độ thẩm thấu của các hoạt chất mà còn khiến vi khuẩn trên bề mặt có điều kiện sinh sôi và tấn công da trong môi trường ẩm ướt. Chính vì vậy bạn nên làm sạch da đúng cách để lỗ chân lông giãn nở và hấp thu dưỡng chất từ mặt nạ một cách tốt nhất nhé!
2. Không lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với làn da
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mặt nạ với những màu sắc xanh, đỏ, tím vàng…. Nhưng các bạn cần phải xem thành phần mặt nạ là gì, thuộc tuýp da gì để sử dụng.
Ví dụ, chúng ta có làn da dầu mụn, làn da thường hay da khô, hay bạn mong muốn làm sáng da hoặc có những loại mặt nạ hỗ trợ cho việc làm sạch da tốt hơn. Ở trong bảng thành phần sẽ có những thành phần như các loại acid để peel da nhẹ nhàng chẳng hạn. Vì vậy nếu lựa chọn sai loại mặt nạ đắp lên da thì đôi khi sẽ khiến cho làn da còn tệ hơn.
Giả sử bạn thuộc tuýp da dầu mụn, lỗ chân lông to mà bạn lại đắp những mặt nạ có chứa oil chẳng hạn thì nó sẽ khiến da bị bí bách và nổi mụn nhiều hơn. Hay làn da của bạn đã thiếu ẩm rất là nhiều rồi, bạn lại đắp mặt nạ chứa đất sét hoặc chứa BHA chẳng hạn thì nó có thể khiến da bạn bị đỏ rát, châm chích,…
Còn nếu bạn chỉ mong muốn cấp ẩm cho làn da thôi thì rất là đơn giản, bạn hãy chọn những mặt nạ chứa thành phần như là HA, B5. Hay bạn mong muốn làm sáng da thì hãy chọn thành phần chứa vitamin C chẳng hạn. Hoặc mong muốn chống lão hóa thì chọn oil, vitamin E hay là dầu ô liu….
Đối với làn da nhạy cảm nên dùng mặt nạ có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng da, không chứa hương liệu, kết hợp các thành phần kháng viêm như trà xanh, yến mạch, nha đam,…
3. Để mặt nạ lưu trên mặt không đúng thời gian quy định
Nhiều chị em có suy nghĩ rằng, để mặt nạ trên da càng lâu thì sẽ càng hiệu quả, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc để mặt nạ trên da trong bao lâu lại phụ thuộc vào 2 yếu tố: loại mặt nạ (thành phần sử dụng trong mặt nạ) và loại da (tình trạng da) của bạn. Tốt nhất, hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên mặt nạ và cân nhắc kĩ lưỡng về làn da của mình nhé!
4. Đắp mặt nạ hằng ngày
Việc đắp mặt nạ quá thường xuyên sẽ làm da mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt khiến da mất đi khả năng chống lại những tác động của môi trường dễ bị tổn thương. Bạn chỉ nên đắp mặt nạ từ 2 đến 3 lần/ tuần và đắp từ 15 đến 20 phút. Sau khi đắp xong, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có thể thấm sâu vào da.
5. Không chăm sóc da sau bước đắp mặt nạ
Rất là nhiều chị em sau khi đắp mặt nạ xong, chúng ta nghĩ làn da như vậy đã đủ dưỡng chất rồi nên không cần chăm sóc thêm gì cả. Tuy nhiên, tác dụng chính của mặt nạ chỉ là cấp ẩm một cách tạm thời cho làn da của chúng ta mà thôi và chỉ cấp ẩm nông thôi nhé mọi người.
Việc đắp mặt nạ không phải là một chu trình skincare gọn nhẹ, không phải cứ đắp xong thì da đã đủ dưỡng chất và có thể bỏ qua các bước dưỡng khác. Sau khi đắp mặt nạ, bạn vẫn nên bôi thêm một lớp serum và kem dưỡng mỏng để tạo lớp màng bảo vệ, tránh cho dưỡng chất bay hơi, giúp da không bị khô nhé!
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn nha!