KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DA

Chức năng, cấu tạo của da và các loại da - BlogAnChoi

2.1- Cấu tạo da:

gồm 3 Phần

– Thượng bì (epidermis)

– Trung bì (dermis)

– Hạ bì (hypodermis)

  • Nhiều tài liệu: 

– Biểu bì

– Hạ bì

– Lớp dưới da

 THƯỢNG BÌ – BIỂU BÌ

Gồm 5 lớp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. 4 lớp ở các vị trí khác

  • Xếp từ trên xuống dưới:

– Sừng: (20 – 30 hàng tế bào)

– Sáng: có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân

– Hạt: (3-5 hàng tế bào) 

– Gai: (8-10 hàng tế bào)

– Đáy

THƯỢNG BÌ – BIỂU BÌ

Các tế bào trong Thượng bì:

– Tế bào Keratinocyte: sản sinh sừng

– Tế bào Melanocyte: sắc tốc/ hắc tố

– Tế bào Langerhans: TB miễn dịch

– Tế bào Merkel : TB cảm giác

Keratinocyte

  • Là tế bào chiếm đại đa số ở thượng bì 80 – 95%
  • Vai trò quan trọng trong việc hình thành hàng rào bảo vệ của da cũng như giữ ẩm cho da

Melanocyte

  • Là tế bào hắc tố
  • Chịu trách nhiệm sản sinh ra Melanin
  • Tác dụng của Melanin:

– Quy định màu sắc da, lông, tóc, màu mắt, màu môi . . .

– Bảo vệ da

  • Melanin có 2 loại:

– Pheomelanin (vàng đến đỏ): Melanin sáng màu

– Eumelanin (đen đến nâu): Melanin tối màu

=> màu sắc da

Langerhans

  • Thường được tìm thấy ở lớp gai
  • Là tế bào trình diện kháng nguyên
  • Kháng nguyên là các tác nhân xâm nhập từ môi trường bên ngoài cơ thể
  • Langerhans sẽ đưa các kháng nguyên này đến hạch lympho ở khu vực lân cận để các lympho này sinh ra kháng thể chống lại các kháng nguyên này.

Merkel

  • Tế bào cảm giác

Quá trình thay da tự nhiên (Turnover)

  • Keratinocyte: Tế bào sản sinh sừng
  • Keratin: Tế bào sừng
  • Hạt Keratohyalin
  • Lipid (50% ceramide, 25% cholesterol, 25% acid béo)
  • Các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (natural moisturizing factor – NMF): Urea, Acid Lactic, HA, Peptide . . .
  • Corneocyte: Tế bào chết

Quá trình thay da tự nhiên (Turnover)

z2790519082559_94587d8690073d1044bec483c81300c3

Tại lớp đáy: 

  • Các tế bào Keratinocyte được sản sinh

Tại lớp gai:

  • Keratinocyte sẽ di chuyển lên lớp gai, tại đây các tế bào này sẽ sản sinh ra Keratin (quá trình sừng hóa) và tiếp tục di chuyển lên trên.

Tại lớp hạt: 

  • Các keratinocyte được chứa trong hạt keratohyalin. 
  • Các hạt keratohyalin này còn chứa Lipid (50% ceramide, 25% cholesterol, 25% acid béo) và các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên NMF (Acid lactic, Urea, HA, Peptide . . .)

Tại lớp sừng: 

  • Hạt Keratohyalin vỡ ra giải phóng các lá Keratin + Lipid + NMF. 
  • Các lá Keratin là do TB Keratinocyte được sừng hóa hoàn toàn, mất nhân và dẹt lại
  • Các lá sừng này xếp chồng lên nhau từ 15 – 30 lớp.
  • Các lá sừng này tồn tại trên da khoảng 14 ngày rồi trở thành tế bào chết – Corneocyte và bong đi (quá trình bong sừng)
  • Thời gian của 1 Turnover sẽ tăng dần theo độ tuổi.
unnamed

Ứng dụng của quá trình thay da tự nhiên

  • Tiên lượng thời gian đáp ứng sản phẩm
  • Chu kỳ thay da càng ngắn, da càng mềm mại, mịn màng, trẻ lâu => Rút ngắn chu kỳ thay da là điều hướng tới.
  • Quá trình tăng sinh tế bào và quá trình bong sừng luôn cân bằng, nếu để xảy ra mất cân bằng 2 quá trình này sẽ dẫn đến các vấn đề trên da.

Ứng dụng của các lớp tế bào của Thượng bì

  • Lớp sừng: bảo vệ, dưỡng ẩm, thẩm mỹ
  • Lớp hạt: dưỡng ẩm
  • Lớp gai: miễn dịch
  • Lớp đáy: tái tạo

Vai trò bảo vệ của lớp sừng

Lớp màng Acid Mantle:

  • Phủ bên ngoài của lớp sừng là lớp màng Acid Mantle. Lớp màng này được hình thành do tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tiết ra.
  • Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể.
  • Nhờ lớp màng này, giúp da ẩm hơn và duy trì pH trên da từ 4,5 – 5,5 làm ức chế sự hoạt động của Virus, Vi khuẩn, Ký sinh trùng.
  • Các yếu tố làm ảnh hưởng đến lớp màng Acid:

– Sữa rửa mặt, xà phòng, chất tẩy rửa, các chất lột tẩy

– Chế độ sinh hoạt, stress, thức khuya

Lớp màng Hydrolipid

  • Dưới lớp màng Acid là lớp màng Hydrolipid:
  • Lớp màng Hydrolipid = Lipid + NMF được giải phóng ra khi các Hạt Keratohyalin vỡ ra.
  • Lớp màng Hydrolipid + Lá Keratin = Bức tường bảo vệ da chống các tác nhân từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
  • Các tác dụng của lớp màng Hydrolipid:

– Ngăn mất nước và chống ngấm nước

– Bảo vệ da khỏi các gốc tự do

– Bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của Virus, Vi khuẩn, Ký sinh trùng

– Dưỡng ẩm cho da

Các tổn thương lớp màng Hydrolipid sẽ làm cho da mất nước, dễ viêm nhiễm, nám sạm, nhăn.

Dưỡng ẩm: 3 cơ chế của dưỡng ẩm:

+ Khóa ẩm (Occlusive): tạo 1 lớp màng ngăn ngừa sự bay hơi nước: Petrolatum (vaselin), mineral oil, parafin, lanolin, dẫn xuất silicone (dimethicone, cyclomethicone), squalen, propylene glyceron, stearyl stearate …

+ Hút ẩm (Humectants): Hút nước từ xung quanh cung cấp nước cho da: HA (Hyaluronic acid), AHA (alphahydroxy acid: đại diện acid lactic), glycerin, sorbitol, sugar, urea, propylene glycol, lecithin …

+ Làm mềm (Emollients): làm mềm, sửa chữa hàng rào bảo vệ da, và giữ nước cho da bằng cách làm đầy các khe giữa các tế bào:  Ceramide, cholesterol và các acid béo tự do (acid stearic), rượu béo (cetyl alcohol)

=> Lớp sừng có cả 3 cơ chế trên: với Keratin + Lipid để khóa ẩm, NMF để hút ẩm và làm mềm.

Vấn đề sừng hóa:

  • Sừng hóa quá độ: quá trình sừng hóa diễn ra quá lâu, mất quá nhiều thời gian để 1 tế bào được thay đi, làm cho da sần sùi, thô ráp, bít tắc lỗ chân lông
  • Sừng hóa không hoàn toàn: lúc này, lớp sừng bị thay đi quá nhanh, các tế bào Keratinocyte chưa kịp sừng hóa hoàn toàn, làm cho giảm khả năng giữ nước của da, suy giảm khả năng miễn dịch của da cũng như mất đi các chất dưỡng ẩm tự nhiên của da.

Các lớp tế bào khác

  • Lớp hạt: cung cấp NMF và Lipid giúp duy trì độ ẩm cho da.
  • Lớp gai: vai trò miễn dịch

   Tế bào LangerHans chịu trách nhiệm phát các tín hiệu miễn dịch, huy động Bạch cầu đến tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào trong cơ thể.

  • Lớp đáy: với khả năng sản sinh Keratinocyte liên tục để bù lấp các Tế bào chết bong đi hoặc làm lành các tổn thương trên da.

Bàn luận về phần Thượng bì (Biểu bì)

  • Mọi tổn thương qua lớp màng đáy đều để lại sẹo và ngược lại mọi tổn thương khi chưa qua lớp màng đáy đều không để lại sẹo.
  • Rút ngắn chu kỳ thay da là mục tiêu hướng tới để chống lão hóa 
  • Nám và các vấn đề về sắc tố đều liên quan đến lớp thượng bì
  • Trứng cá: bít tắc cổ nang lông là 1 trong 4 cơ chế hình thành trứng cá.
  • Mọi tổn thương lớp thượng bì sẽ làm suy giảm sức đề kháng của da, khiến da mất nước, viêm nhiễm, nhạy cảm .  . .

Trung bì (Hạ bì)

  • Là phần dày nhất của da, chứa mô nâng đỡ và các phần phụ của da;
  • Trung bì nông và trung bì sâu
  • Trung bì nông: là phần lượn sóng, rất mỏng, khoảng 0,1 mm nhiệm vụ là nuôi dưỡng cho Thượng bì
  • Trung bì sâu: là phần nâng đỡ của da gồm:

– Các sợi keo – Collagen

– Sợi chun – Elastin

– Các chất cơ bản (GAGS): là 1 màng nhầy trong đó có Hyaluronic Acid.

HA se bị men Hyaluna X

Bàn luận về Trung bì 

  • Da có săn chắc, không nếp nhăn là do Trung bì
  • Kích thích tăng sinh Collagen là điều chúng ta hướng tới trong chống lão hóa
  • Các sản phẩm bôi thoa thông thường rất khó có thể tác động đến trung bì để kích thích tăng sinh Collagen
  • Phần phụ của da liên quan đến rất nhiều dịch vụ thẩm mỹ: triệt lông, hôi nách, trứng cá

Hạ Bì (Lớp dưới da)

  • Mỡ: dự trữ năng lượng, giữ nhiệt, giảm chấn động cho nội tạng.
  • Mạch máu
  • Thần kinh

=> Giảm béo

Dựa vào mặt cắt ngang, các chuyên gia chia da làm 3 phần chính

Lớp biểu bì: chính là lớp da bên ngoài cùng mà bạn có thể chạm và quan sát với mắt thường. Nó có độ dày trung bình khoảng 0,2 mm tùy từng vùng. Thông thường, lớp thượng bì dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở quanh mắt.

Nhiệm vụ chính của lớp thượng bì là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vật lạ, bao gồm khói bụi, hóa chất độc hại, nấm, vi khuẩn… Ngoài ra, lớp thượng bì còn có khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn chặn tia cực tím và quyết định màu da nữa đấy.

Lớp trung bì: Nằm kế tiếp lớp thượng bì, bao gồm 2 phần cơ bản.

Lớp nhú: Lớp này vô cùng mỏng manh, tùy từng vùng da mà chúng có thể tồn tại hoặc không.

Lớp lưới: Lớp này được cấu tạo từ những bó sợi, sợi keo (elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (collagen). Ở người trẻ tuổi, các bó sợi này liên kết chặt chẽ giúp da săn chắc và đàn hồi. Càng lớn tuổi, collagen càng bị phá hủy nhiều. Lúc này, da sẽ mất đi độ đàn hồi và trở nên nhăn nheo, lão hóa. Ngoài ra, trong lớp lưới còn tồn tại tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, dây thần kinh và mạch máu.

Lớp hạ bì: Do chứa nhiều mỡ nên hạ bì còn có tên gọi khác là lớp mỡ dưới da. Ngoài mô mỡ, hạ bì còn có các mô liên kết, mạch máu, thần kinh…Hạ bì đóng vai trò như một tấm đệm che chở da khỏi những chấn động đột ngột và có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể. Lớp hạ bì có độ dày mỏng khác nhau ở nam và nữ, cũng như trẻ em và người lớn hay tùy vào vùng da trên cơ thể.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x