Một nốt mụn nhỏ trên da cũng đủ khiến bạn cảm thấy tự ti. Hãy tưởng tượng nếu nốt mụn ấy cứ tồn tại mãi, nặn không lên, bóp không hết, bạn sẽ cảm thấy như thế nào. Đúng vậy, đó chính là mụn chai. Vậy mụn chai bao lâu thì hết? Cách phòng tránh sao cho hiệu quả nhất? Hãy cùng Quỳnh Nga thảo luận và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thật ra trong y học không có thuật ngữ mụn chai. Nói cách khác, mụn chai không phải là một loại mụn. Mà chúng ta chỉ nên xem đây là một giai đoạn của mụn mà thôi.
1. Đặc điểm của mụn chai là:
– Tồn tại trên 2 tuần và thậm chí có thể lâu hơn.
– Chai cứng trên da, không “trồi” nhân lên cũng không xẹp xuống.
– Không nóng, không đỏ và gần như không đau như mụn viêm.
2. Nguyên nhân hình thành mụn chai:
– Nặn mụn không đúng cách, thói quen sờ tay lên nốt mụn hoặc nặn mụn bằng tay:
Dẫu chúng ta luôn biết khi nào mụn đã gom cồi thì mới nặn. Tuy nhiên, không ít người thấy mụn là cứ nặn, dù mụn còn “non”. Nó đồng nghĩa với việc sẽ không thể lấy hết nhân mụn, và không đưa được vi khuẩn ra ngoài, vì thế nên nên hiện tượng viêm cứ lặp đi lặp lại. Nếu hiện tượng này diễn ra trên 2 tuần sẽ khiến mụn bị viêm mạn tính, làm tăng sinh tế bào sừng trên nốt mụn. Dần dần lớp tế bào sừng sẽ bao bọc kín lại và dày lên làm nốt mụn càng ngày càng chai.
– Chăm sóc da không đúng cách.
– Sử dụng các hoạt chất treatment chưa phù hợp hoặc dùng sai cách. Ví dụ như Benzoyl Peroxide, nếu dùng thành phần này khi cồi mụn chưa lên thì khả năng bị chai mụn là rất lớn.
Vì Benzoyl Peroxide sẽ tạo ra các gốc tự do và gây hại cho cả tế bào khoẻ mạnh. Nếu nhân mụn đang nằm sâu dưới da, chưa trồi nhân lên. Khi chấm Benzoyl Peroxide vào, hoạt chất này sẽ ưu tiên tiêu diệt tế bào khoẻ mạnh ở trên trước. Lúc này, lớp tế bào keratinocytes dưới da sẽ bị kích thích sản sinh tế bào sừng mới để bảo vệ da. Nếu sản sinh quá nhiều thì sẽ dẫn tới hiện tượng sừng hoá quá độ. Trong khi các phản ứng viêm dưới da vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. Từ đó dẫn đến mụn bị chai cứng dưới da.
Do đó, chỉ nên sử dụng Benzoyl Peroxide khi nhân mụn đã được đưa lên trên bề mặt da. Nếu không thì bạn cần dùng các hoạt chất khác để làm mụn trồi lên rồi mới dùng Benzoyl Peroxide nhé!
3. Để phòng ngừa mụn chai hiệu quả cần:
– Tuyệt đối không nặn non mụn mà hãy để cho mụn trồi lên dần, hình thành mủ và gom mủ dần. Đồng thời có thể dùng thêm kháng sinh (bôi hoặc uống), hoặc dùng thêm Adapalene kết hợp Benzoyl peroxide để bạt sừng, bong vảy lớp chai trên nốt mụn và đẩy nhân mụn lên tốt hơn. Bên cạnh đó có thể kết hợp thêm các tẩy da chết hóa học hoặc Retinoids với mục đích bình thường hóa sừng hóa tổng thể làn da, ngăn ngừa khả năng bị chai mụn.
– Không sờ tay lên mụn nhiều lần. Giảm thiểu sự chú ý của bản thân vào nốt mụn sẽ khiến chúng ta không sờ tay lên mụn, làm giảm tác động lực lên nốt mụn. Đồng thời sờ tay lên nốt mụn cũng vô tình làm gia tăng lượng vi khuẩn xâm nhập, làm mụn viêm lâu hơn, dễ chai hơn.
– Chăm sóc da đúng cách giúp giảm nguy cơ xuất hiện mụn và bảo vệ da tránh các tác nhân gây nên mụn chai:
+ Trước khi dùng mỹ phẩm, bạn cần lưu ý rửa sạch tay.
+ Làm sạch da mặt mỗi ngày: Đây là bước đầu tiên và quan trọng mà bạn cần thực hiện để có một làn da đẹp. Nên rửa ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu tập thể dục và vận động nhiều gây đổ mồ hôi, bạn nên rửa nhanh mặt, có thể rửa bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da.
+ Nếu trang điểm thường xuyên, cần tẩy trang làm sạch da và loại bỏ dầu thừa trên da.
+ Nếu da nhiều dầu và đang có dấu hiệu tắc nghẽn lỗ chân lông, bạn có thể đắp mặt nạ. Lưu ý không cần đắp quá nhiều mà chỉ nên thực hiện 2 lần/tuần để có được hiệu quả tốt nhất.
+ Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ trang điểm để tránh vi khuẩn từ những dụng cụ này có thể gây hại cho da.
+ Khi bị mụn cần: Điều trị mụn càng sớm càng tốt và lấy nhân mụn đúng cách.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn chai và cách phòng ngừa hiệu quả nhé!